HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG ĐTM – GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG ĐTM – GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) – Giấy phép môi trường là hồ sơ pháp lý quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu, điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà Máy, xí nghiệp. Chúng tôi Công ty TNHH khoa học và công nghệ môi trường Cota Việt Nam là sự tập hợp của các nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực Môi trường, Xây dựng, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ hóa sinh và đã có nhiều báo cáo thực hiện đề tài, sáng kiến khoa học, tư vấn hồ sơ trình cơ quan quản lý thẩm định cấp giấy phép. Đã hoàn thành các dự án như: Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho Nhà máy may mặc Hưng Phú, Nhà máy sản xuất giấy Thanh Hoa, Nhà máy sản xuất phụ tùng oto xe máy VMEC, Giấy phép môi trường Trang trại chăn nuôi… Và các báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã hoàn thiện cho các chủ đầu tư như: Tập đoàn TCI đầu tư xây dựng Hạ tầng cụm công nghiệp Hồng Phúc; Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Mê Linh; Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi….

Tư vấn, lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) – Giấy phép môi trường

ĐTM là gì?

ĐTM là từ viết tắt của đánh giá tác động môi trường.

Theo đó, căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu:

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Như vậy có thể hiểu ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo mọi sự ảnh hưởng đến môi trường từ các các dự án đầu tư. Từ đó, chủ thể thực hiện ĐTM có trách nhiệm đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

ĐTM là gì? Đánh giá tác động môi trường có bắt buộc phải do chủ đầu tư thực hiện hay không? 

Dự án đầu tư nhóm mấy thì phải thực hiện ĐTM?

Căn cứ Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định:

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Theo đó, chỉ những dự án nhóm II và một số dự án nhóm II phải được thực hiện đánh giá tác động môi trường, cụ thể các dự án này bao gồm:

– Tất cả dự án đầu tư nhóm I:

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

– Một số dự án đầu tư nhóm II:

+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Dự án đầu tư nhóm

Đánh giá tác động môi trường có bắt buộc phải do chủ đầu tư thực hiện hay không?

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định:

Thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Như vậy, pháp luật môi trường hiện nay cho phép chủ dự án đầu tư tự thực hiện đánh giá tác động môi trường. Hoặc có thể thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện mà không cần tự mình thực hiện.

Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm:

– Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

– Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;

– Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;

– Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

– Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;

– Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

– Chương trình quản lý và giám sát môi trường;

– Kết quả tham vấn;

– Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

Tư vấn báo cáo môi trường
HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG

Tìm dịch vụ môi trường?

Công ty TNHH khoa học và công nghệ môi trường Cota Việt Nam

Công ty TNHH khoa học và công nghệ môi trường Cota Việt Nam là sự tập hợp của các nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực điện dân dụng, môi trường, công nghệ hóa sinh và đã có nhiều đề tài, sáng kiến khoa học được áp dụng rộng rãi trong cuộc sống. Công ty có phòng thí nghiệm phân tích với đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ Phó giáo sư, Tiến sỹ, Kỹ sư giàu chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều dự án liên quan đến môi trường

Các bài viết liên quan

X