TƯ VẤN, LẬP BÁO CÁO

TƯ VẤN, LẬP BÁO CÁO

Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Vì vậy, Môi Trường COTA VIETNAM xin phép chia sẻ về các thủ tục, hồ sơ môi trường mà chúng tôi đang cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định hiện hành: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) […]

Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Vì vậy, Môi Trường COTA VIETNAM xin phép chia sẻ về các thủ tục, hồ sơ môi trường mà chúng tôi đang cung cấp dịch vụ thực hiện theo quy định hiện hành:

  1. Hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường
  2. Giấy phép môi trường
  3. Hồ sơ liên quan giai đoạn vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường
  4. Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt
  5. Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
  6. Hồ sơ đo kiểm môi trường lao động
  7. Hồ sơ xin xác nhận thoát nước thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố
  8. Thủ tục, hồ sơ môi trường khác theo nhu cầu Khách hàng: tư vấn ứng phó sự cố tràn hóa chất, chứng nhận nhãn xanh,…

Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) – Giấy phép môi trường là hồ sơ pháp lý quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu, điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà Máy, xí nghiệp.

Tư vấn, lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

ĐTM là gì?

ĐTM là từ viết tắt của đánh giá tác động môi trường.

Theo đó, căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu:

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Như vậy có thể hiểu ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo mọi sự ảnh hưởng đến môi trường từ các các dự án đầu tư. Từ đó, chủ thể thực hiện ĐTM có trách nhiệm đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

ĐTM là gì? Đánh giá tác động môi trường có bắt buộc phải do chủ đầu tư thực hiện hay không? 

Dự án đầu tư nhóm mấy thì phải thực hiện ĐTM?

Căn cứ Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định:

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;

b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.

2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Theo đó, chỉ những dự án nhóm II và một số dự án nhóm II phải được thực hiện đánh giá tác động môi trường, cụ thể các dự án này bao gồm:

– Tất cả dự án đầu tư nhóm I:

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

– Một số dự án đầu tư nhóm II:

+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Đánh giá tác động môi trường có bắt buộc phải do chủ đầu tư thực hiện hay không?

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định:

Thực hiện đánh giá tác động môi trường

1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Như vậy, pháp luật môi trường hiện nay cho phép chủ dự án đầu tư tự thực hiện đánh giá tác động môi trường. Hoặc có thể thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện mà không cần tự mình thực hiện.

HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG (ĐTM-GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG)

Công ty TNHH khoa học và công nghệ môi trường Cota Việt Nam là sự tập hợp của các nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực Tài nguyên và môi trường, công nghệ hóa sinh Công ty với đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ Phó giáo sư, Tiến sỹ, Kỹ sư giàu chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều đề tài liên quan đến môi trường và hoàn thành các dự án như: Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường cho Nhà máy may mặc Hưng Phú, Nhà máy sản xuất giấy Thanh Hoa, Nhà máy sản xuất phụ tùng oto xe máy VMEC, Giấy phép môi trường Trang trại chăn nuôi… Các báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã hoàn thiện cho các chủ đầu tư như: Tập đoàn TCI đầu tư xây dựng Hạ tầng cụm công nghiệp Hồng Phúc; Báo cáo ĐTM Dự án thủy điện, Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới; Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi….

Các bài viết liên quan

X